Cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất từ những ngày đầu
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Làm sao để chăm sóc em bé của Chúng ta luôn khỏe mạnh - "Ăn Ngon Ngủ Tốt". Cách chăm sóc trẻ sơ sinh cho đến 12 tháng tuổi giúp bé thông minh sau này.
Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên.
Tuần đầu tiên, em bé của bạn cần thời gian để thích nghi với cuộc sống, môi trường mới. Bạn phải hiểu rằng lúc này bé cần sự ấm áp, êm ái, an toàn, bé rất cần sự âu yếm của người mẹ và những người thân xung quanh, bạn hãy cho bé tất cả những điều mà bé muốn.
Bú mẹ
Bạn có thể cho bé bú sữa của mình ngay sau khi bạn và bé đã sẵn sàng, nếu bạn thấy mình ra sữa thậm chí là chưa nhưng trong vòng một giờ đầu sau sinh, bạn hoàn toàn có thể tiến hành cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 2-4 giờ đồng hồ, và có khoảng 8-12 bữa ăn trong ngày. Em bé sẽ đánh thức bạn khi bé muốn ăn. Tuy nhiên, có những em bé, bạn cần phải chủ động, âu yếm, động viên cho ăn. Đó là những em bé sinh non, bị vàng da.
Tiêm phòng
Khi bé chào đời, việc tiêm 1 hoặc 2 mũi vào bắp đùi của mình ngay sau khi sinh vài giờ là vô cùng quan trọng:
Vitamin K – mũi tiêm này có tác dụng giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin K (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), chủng ngừa viêm gan B - đây là chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.
Giao tiếp với bé
Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi. Bạn có thể giao tiếp với bé của bạn bằng giọng nói, thị giác và khứu giác, nụ cười của bạn. Tất cả những thái độ, hành động của bạn sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận, và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của bé.
Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên 3
Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi (Ảnh minh họa)
Hiện tượng mà bé sơ sinh hay gặp phải
Bạn sẽ phải làm quen với những cơn giật mình của bé, có thể ngay cả khi bé đang nằm trong phòng yên tĩnh hoặc có tiếng ồn.
Hiện tượng dính mắt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là do ống dẫn nước mắt của bé đang bắt đầu đi vào hoạt động. Việc cần làm của bạn lúc này đó là hãy làm sạch và massage nhẹ nhàng cho mắt bé. Nhưng tốt hơn cả, bạn cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám.
Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban, thường là không nghiêm trọng. Nhưng nếu em bé của bạn gặp hiện tượng này, cách tốt nhất là bạn hãy đưa bé tới bệnh viện kiểm tra.
Những điều cần chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
Đặc điểm sinh lý thần kinh của trẻ sơ sinh.
Não bộ của trẻ lúc mới sinh nặng khoảng 400g, trong khi trọng lượng não của người lớn trung bình khoảng 1.400g. Khi trẻ mới sinh ra, lượng tế bào thần kinh khá đầy đủ nhưng các sợi dây thần kinh chỉ chứa ít myelin (chất béo giúp tế bào thần kinh truyền thông tin nhanh hơn). Vỏ não chưa được phát triển đầy đủ nên hoạt động của trẻ còn rất hạn chế, các cảm giác chưa phân hóa và thường gắn liền với xúc cảm.
Để não bộ của bé phát triển tốt, lưu ý:
- Cho bé ngủ đúng tư thế, có thể nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải, hạn chế để trẻ nằm sấp hay nằm lâu ở một tư thế. Gối của trẻ nên dùng chất liệu tự nhiên mềm mại và thoáng mát như vỏ đậu, bông gòn, không dùng gối quá cao. Mỗi ngày nên xoa nhẹ vùng đầu cho trẻ để kích thích sự phát triển của não bộ.
- Trong thức ăn nên chứa nhiều chất béo để giúp trẻ sớm hoàn thiện tế bào não.
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đặc biệt là sữa non. Sữa này chỉ có trong 2-3 ngày sau khi sinh, các loại sữa công thức không có sữa non. Sữa mẹ là thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, việc cho trẻ bú mẹ còn là sợi dây tình cảm gắn kết yêu thương, thắt chặt tình mẫu tử.
Đặc điểm vận động của trẻ từ lúc mới sinh đến hết 2 tháng tuổi:
- Ngón chân bé xòe ra khi cù nhẹ bàn chân ở khu vực từ gót đến ngón chân. Đây có thể là tàn dư của sự tiến hóa. Những đứa trẻ bị tổn thương cột sống không có phản xạ này.
- Mắt bé nhắm khi quá sáng hoặc quá ồn. Vận động này nhằm bảo vệ mắt.
- Bé duỗi thẳng cánh tay ra ngoài rồi sau đó hướng vào bên trong (như ôm) để phản ứng với tiếng ồn hoặc khi đầu bé cúi. Vận động này giúp bé bám chặt mẹ.
- Bé nắm chặt đồ vật khi người khác đặt vào lòng bàn tay. Đây là dấu hiệu nắm bắt tự ý.
- Phản xạ tìm kiếm: Khi lấy ngón tay khều nhẹ vào má trẻ, bé ngoảnh mặt sang bên má bị khều rồi há miệng. Vận động này giúp bé tìm vú mẹ.
- Phản xạ bước: Bé được người lớn giữ thẳng người rồi sau đó bước về phía trước bắt đầu theo nhịp điệu. Đây là dấu hiệu bước đi tự ý.
- Phản xạ bú: Bé bú "chùn chụt" khi người khác đưa đồ vật vào miệng. Đây là dấu hiệu cho phép nuôi ăn.
- Phản xạ rút chân: Bé rút bàn chân khi lòng bàn chân bị người khác cù nhẹ. Cha mẹ nên bảo vệ bé để tránh các kích thích khó chịu.
Từ lúc mới sinh đến hai tháng đầu, trẻ hình thành các phản xạ có điều kiện sau:
- Phản xạ với tư thế nằm khi ăn (biểu hiện bằng cảm giác dễ chịu hay khó chịu).
- Phản xạ định hướng: Từ 2 đến 3 tuần tuổi, trẻ bắt đầu có phản ứng với âm thanh, đặc biệt khi nghe giọng nói của người lớn. Từ 3 đến 5 tuần tuổi, trẻ bắt đầu đưa mắt dõi theo những đồ vật di động, rồi dừng lại khi vật đứng yên.
- Phản xạ khi ngủ và khi thức: Càng lớn trẻ sẽ ngủ ít và thức nhiều hơn.
Những mẹo giúp bé yêu của gia đình bạn Ăn Ngon Ngủ Tốt.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là những phụ nữ có con đầu lòng thường hay gặp bối rối. Tại sao bé khóc, làm sao cho bé ngủ, làm sao dỗ được bé, làm sao cho bé bú mẹ… luôn khiến các bà mẹ lo lắng.
Bé khóc và cách dỗ dành
Điều khiến các bà mẹ và các ông bố đau đầu nhất và lo lắng nhất là tiếng khóc của bé. Khi vừa sinh ra, ngôn ngữ giao tiếp đầu tiên của bé với thế giới xung quanh chính là tiếng khóc. Bé có thể khóc vì đói, khát, tã ướt, hay vì bé buồn, ốm, buồn ngủ, khó chịu trong người… Vì vậy khi nghe bé khóc, mẹ cần xem bé có bị đói, ướt hay không để đáp ứng kịp thời nhu cầu của bé.
Thông thường tiếng khóc của trẻ sơ sinh chia làm 2 loại: Tiếng khóc sinh lý và tiếng khóc bệnh lý với các biểu hiện và âm điệu khác nhau. Phân biệt sự khác nhau trong tiếng khóc của bé còn giúp mẹ phát hiện ra những tình huống nguy hiểm cho sức khỏe của bé, từ đó có những can thiệp kịp thời.
Làm sao cho bé ngủ?
Để đảm bảo bé được phát triển tốt, giấc ngủ rất quan trọng. Mẹ cần cho bé bú no, vệ sinh sạch sẽ, mát xa, hát ru, đọc truyện cho bé trước khi đi ngủ. Các hoạt động đó sẽ được lặp đi lặp lại mỗi tối và trở thành thói quen, để khi mẹ đặt bé lên giường vỗ về là bé sẽ ngủ ngay.
Tránh đặt xung quanh cũi bé quá nhiều gối chăn, thú nhồi bông vì có thể gây ngạt thở cho bé. Nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ và tạo không gian yên tĩnh cho bé có một giấc ngủ ngon. Tránh để cho bé thức quá khuya.
Đưa trẻ đến nơi đông người
Có thể bạn sẽ cảm thấy vô cùng buồn chán khi cứ phải ở nhà với em bé sơ sinh trong thời gian đầu. Tuy nhiên ở nhà chính là nơi tuyệt vời nhất cho bé trong thời gian này vì đó là nơi tất cả các nhu cầu thiết yếu của trẻ được đáp ứng dễ dàng như ăn, ngủ, vệ sinh… Vì vậy mẹ tránh mang trẻ đến siêu thị hay trường học để đón bé lớn, do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và cần giữ vệ sinh sạch sẽ.
Chúc các bạn thành công!
Tags:
suc-khoe